Giới thiệu các loại sensor đo mức nước hiệu quả. Giải pháp đo mức nước trong công nghiệp tối ưu. Các loại cảm biến đo mức nước giá rẻ độ chính xác cao. Top các loại cảm biến đo mức nước độ chính xác cao. Cảm biến đo mực nước ngầm, mức nước bể nổi, đo mức chất lỏng giá rẻ. Giải pháp đo mức nước tối ưu bằng cảm biến siêu âm. Cảm biến siêu âm đo mức nước giá rẻ. Cac loai cam bien do muc nuoc. Cảm biến báo mức bể chứa nước.
Trước khi các bạn chọn mua sensor đo mức nước hay còn gọi là cảm biến mực nước, chúng ta phải biết được chức năng của thiết bị cần mua. Vì giá thành của các loại sensor đo mức rất đắt đỏ nếu như lựa chọn sai có thể dẫn đến lãng phí.
Giá thành của cảm biến đo tác động lớn tới việc quyết định thiết bị nào phù hợp. Tuy nhiên, chọn thiết bị đúng với yêu cầu kỹ thuật mới là điều quan trọng nhất. Có rất nhiều loại cảm biến đo mức khác nhau. Do đó để chọn được một loại cảm biến phù hợp là không đơn giản.
Để giúp các bạn giải quyết được bài toán này. Trong bài viết này tôi sẽ giới thiệu đến các bạn các phương pháp đo mức nước được sử dụng phổ biến hiện nay. Từ đó sẽ so sánh ưu nhược điểm của từng loại. Sau bài viết này các bạn hoàn toàn có thể tự tin chọn cho mình một giải pháp tối ưu nhất.
Mục Lục Bài Viết
- 1. Giám sát mức chất lỏng – Giải pháp giám sát tối ưu
- 2. Phân loại cảm biến đo mức nước
- ♦ Cảm biến đo mức nước tiếp xúc
- ♦ Cảm biến đo mức nước không tiếp xúc
- 3. Các loại sensor báo mức nước được sử dụng phổ biến nhất
- ♥ Cảm biến đo mức nước dạng điện cực
- ♥ Cảm biến đo mức nước dạng phao
- 4. Giới thiệu các loại sensor đo mức nước mới nhất trên thế giới
- ♣ Cảm biến báo mức nước dạng điện dung
- ♣ Cảm biến báo mức nước bằng áp suất
- 5. Cảm biến đo mức nước dạng rung không dẫn điện
- 6. Hướng dẫn chọn các loại sensor đo mức nước phù hợp
- 7. Màn hình hiển thị mức nước – Sự kết hợp tuyệt vời
- 8. Bạn muốn xem mức nước trên điện thoại ? Giải pháp đo mức nước và giám sát Online giá rẻ
1. Giám sát mức chất lỏng – Giải pháp giám sát tối ưu
Giám sát mức chất lỏng trong tank là phương pháp sử dụng cảm biến để đo mức theo thời gian thực. Kết quả trả về dưới dạng tín hiệu liên tục 4-20mA hoặc đơn giản hơn là chỉ để hiển thị mực chất lỏng đang cao bao nhiêu milimet (mm). Hiện nay có nhiều phương pháp giám sát mức chất lỏng như:
- Sử dụng đồng hồ hiển thị chiều cao của chất lỏng
- Điều khiển On Off khi mức chất lỏng đầy hoặc cạn
- Đo và lưu dữ liệu vào bộ nhớ và truy xuất khi cần
- Điều khiển tuyến tính bằng tín hiệu 4-20mA hoặc 0-10V
- Giám sát qua BMS bằng Modbus (RS-485)
- Giám sát qua Internet từ xa kết hợp cảnh báo qua SMS, Email
Như video ở trên, chúng ta thấy có rất nhiều loại cảm biến để đo chất lỏng. Từ những loại thông dụng như: phao, que… cho đến những loại hiện đại hơn, độ chính xác cao hơn như: siêu âm, radar, thủy tĩnh… Mỗi loại sẽ phù hợp cho một loại chất lỏng nhất định. Các ứng dụng phổ biến nhất hiện nay trong nhà máy như:
- Đo mức nước trong bồn chứa
- Giám sát mức xăng, dầu trong bể
- Xác định chiều cao của hóa chất (acid, bazor) trong tank
- Theo dõi mực nước thải, bể nước chữa cháy
- Đo và hiển thị mực nước bể nước ngầm
⇒⇒TOP các loại cảm biến đo mức liên tục giá rẻ
2. Phân loại cảm biến đo mức nước
Trên thế giới có rất nhiều cảm biến có thể dùng để đo mức nước. Các loại sensor đo mức nước được chia ra làm hai nhóm dựa trên nguyên lý hoạt động của nó là: cảm biến đo mức nước tiếp xúc và cảm biến đo mức nước không tiếp xúc. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua hai loại này nhé.
♦ Cảm biến đo mức nước tiếp xúc
Đo mức tiếp xúc là một phương pháp đo mà cảm biến sẽ báo mức khi tiếp xúc với nước hay các chất lỏng cần đo. Như hình trên chúng ta có thể thấy được nguyên lý hoạt động của loại cảm biến đo mức tiếp xúc này.
Ví dụ: để đo mức báo đầy – báo cạn mức nước trong bồn chứa nước . Khi mức nước hết thì bơm tự chạy cho tới khi đầy thì bơm tự ngắt.
Chúng ta cần 2 cảm biến đo mức nước dạng báo đầy – báo cạn kiểu ON/OFF. Cảm biến báo đầy ON khi có nước – ngắt bơm. Cảm biến báo cạn ON khi hết nước – mở bơm.
♦ Cảm biến đo mức nước không tiếp xúc
Công nghệ đo mức nước không tiếp xúc được phát triển để khắc phục những điểm hạn chế của loại tiếp xúc như: không gian lắp đặt, vị trí lắp đặt không phù hợp, môi chất cần đo không cho phép tiếp xúc với thiết bị đo….
Cảm biến đo mức không tiếp xúc được lắp ngay trên bồn chứa hoặc lắp dọc theo thành tank để cho kết quả đo chính xác nhất.
3. Các loại sensor báo mức nước được sử dụng phổ biến nhất
Sau khi tìm hiểu giới thiệu các loại sensor đo mức nước được chia ra làm hai nhóm chính ở phần trước. Trong phần này tôi sẽ giới thiệu đến các bạn các loại cảm biến đo mức nước được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
♥ Cảm biến đo mức nước dạng điện cực
Ưu điểm:
- Chịu được nhiệt độ lên tới 95ºC
- Áp suất chịu max tại 40 bar tại 25ºC và 15 bar tại 95ºC
- Độ dài tối đa lên tới 3m
- Vật liệu Inox 303 cho sử dụng tốt cho các loại chất lỏng
- Thiết kế nhỏ gọn
- Giá rẻ so với các loại cảm biến khác
Nhược điểm:
- Khi dùng cảm biến đo điện cực phải dùng thêm một bộ điều khiển CDSU để điều khiển ngõ ra mức cao và mức thấp
- Chỉ đo được cho chất lỏng dẫn điện
- Công nghệ cũ
♥ Cảm biến đo mức nước dạng phao
Có hai loại cảm biến phao hay dùng là: cảm biến báo mức nước dạng phao đo ON/OFF và cảm biến báo mức nước dạng phao đo tuyến tính. Như hình trên chúng ta có thể phân biệt được hai loại này. Mỗi loại sẽ có ưu nhược điểm riêng và thích hợp cho một số ứng dụng nhất định.
Ưu điểm:
- Giá thành thấp
- Dùng được cho mọi chất lỏng trừ các chất kết dính
- Lắp đặt và sử dụng đơn giản
Nhược điểm:
- Công nghệ cũ
- Dễ hư hỏng sau thời gian sử dụng do phao bị kẹt
4. Giới thiệu các loại sensor đo mức nước mới nhất trên thế giới
Ngoài hai loại cảm biến thường được dùng để đo mức nước là: phao và điện cực. Hiện nay trên thế giới còn có rất nhiều sensor đo mức nước sử dụng công nghệ tiên tiến hơn, độ chính xác cao hơn. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé.
♣ Cảm biến báo mức nước dạng điện dung
Phương pháp đo mức điện dung giải quyết bài toán đo nước dẫn điện và cả không dẫn điện bởi tích hợp nhiều công nghệ tiên tiến hơn so với các loại cảm biến khác. Cảm biến điện dung dùng để đo mức nước được bọc một lớp FEP bên ngoài sử dụng được cả trong môi trường đòi hỏi chuẩn vi sinh. Khả năng chịu nhiệt độ cao lên tới 130ºC và chịu áp lên tới 50 bar giải quyết các môi trường đo khắc nghiệt nhất.
Ưu điểm:
- Độ chính xác cao
- Thời gian đáp ứng nhanh
- Sử dụng cho nhiều loại chất lỏng khác nhau
- Chịu được môi trường áp suất cao, nhiệt độ cao
Nhược điểm:
- Giá thành cao hơn các loại cảm biến khác
♣ Cảm biến báo mức nước bằng áp suất
Cảm biến đo mức bằng áp suất hay còn gọi là cảm biến thủy tĩnh. Đây là loại cảm biến đo mức chất lỏng mới được phát triển trong những năm gần đây. Cảm biến này được thả chìm dưới các hồ thủy điện, giếng, đập…. Mục đích sử dụng cảm biến này để theo dõi mức nước và phát hiện mức nước tăng bất thường.
Ưu điểm:
- Độ chính xác cao
- Chuyên dùng để đo mức nước trong hồ thủy điện, giếng, sông, hồ…
- Đơn giản dễ sử dụng
Nhược điểm:
- Giá thành cao
- Cần chọn range đo phù hợp với thực tế
5. Cảm biến đo mức nước dạng rung không dẫn điện
Có một loại cảm biến đang được sử dụng phổ biến trong thời gian gần đây. Lý do là vì loại cảm biến này không dẫn điện mặc dù que đo tiếp xúc với nước. Do đó nó hoạt động rất an toàn và hiệu quả. Các bạn cùng xem video bên dưới để hiểu rõ hơn nguyên lý hoạt động của nó nhé:
Chính xác loại mà tôi muốn giới thiệu là cảm biến dạng rung. Hay công tắc dạng rung (Fork Type Vibrating Level Switch) vì ngõ ra của nó là tiếp điểm NO/NC. Cảm biến này có thể hoạt động với bất kỳ loại chất lỏng nào như: nước, dầu, xăng, hoá chất. Ngoài ra nó còn có thể sử dụng để đo chất rắn dạng mịn như: bột, xi măng, thức ăn chăn nuôi….
Khi cấp nguồn thì cảm biến sẽ rung ở phần que đo. Khi que đo tiếp xúc với chất lỏng hoặc chất rắn thì sẽ ngừng rung và xuất tín hiệu relay. Tuỳ theo độ nhớt của chất lỏng và mật độ của chất rắn mà độ delay ngõ ra sẽ khác nhau. Chúng ta hoàn toàn có thể điều chỉnh độ nhạy của sensor này.
Một điểm đặc biệt của cảm biến này là cho phép người dùng calib ngõ ra theo độ nhớt của chất lỏng. Hay nói cách khác là thay đổi độ nhạy của nó tuỳ vào môi chất sử dụng. Ví dụ bạn sử dụng cho nước sạch thì độ nhớt khác nên ngõ ra hoạt động bình thường. Tuy nhiên nếu bạn sử dụng trong bồn dầu thì ngõ ra sẽ chậm hơn vì vậy bạn phải calib lại độ nhạy. Để làm việc đó các bạn chỉ cần sử dụng bút từ và chạm vào phần đầu của cảm biến. Sau đó đưa cảm biến vào trong môi chất cần đo và giữ 5 giây. Khi nào thấy đèn LED màu đỏ trên đầu cảm biến phát sáng thì dừng lại. Việc calib đã hoàn tất.
Một vài thông số kỹ thuật cơ bản của công tắc mức nước dạng rung như:
- Nguồn cấp: 24Vdc
- Ngõ ra tiếp điểm NO/NC: 250Vac/4A
- Ren kết nối: G1″
- Chiều dài que rung: 108mm
- Vật liệu: SS316
- Điều chỉnh độ nhạy bằng bút
- Nhiệt độ làm việc: -40°C…+100°C
- Áp suất làm việc: -1…+40Bar
- Môi trường sử dụng là chất lỏng: độ nhớt 10000mm2/s, mật độ >0.7g/cm3
- Môi trường sử dụng là chất rắn: đường kính tối đa 10mm, mật độ >0.1g/cm3
6. Hướng dẫn chọn các loại sensor đo mức nước phù hợp
Ở các phần trên, tôi đã lần lượt giới thiệu các loại cảm biến đo mức nước thông dụng nhất cũng như mới nhất hiện nay. Cùng với đó là ưu nhược điểm của từng loại. Ở phần này, tôi sẽ tóm tắt lại thành những hướng dẫn để chọn cảm biến đo mức nước phù hợp.
Đối với việc đo mức nước thì điều quan trọng là xác định rõ là cần đo liên tục hay đo báo đầy báo cạn. Sau khi xác định được rồi thì mới bắt đầu chọn cảm biến.
♠ Nếu như đo liên tục
- Xác định bể chứa nước là bể nổi hay bể chìm
- Chiều cao hoặc chiều sâu của bể chứa là bao nhiêu mét ?
- Bể chứa là kín hay hở ?
- Nhiệt độ của nước trong bể chứa là bao nhiêu ?
- Đường kính của bể là bao nhiêu ?
- Có muốn hiển thị mức nước hay chỉ cần lấy tín hiệu điều khiển 4-20mA
- Các loại cảm biến đáp ứng được như: siêu âm, điện dung, thủy tĩnh, radar….
♠ Nếu như đo báo đầy báo cạn
- Bể chứa hay đường ống có kích thước bao nhiêu ?
- Xác định nhiệt độ và áp suất trong đường ống, bể chứa
- Tín hiệu ngõ ra là xung kích dương hay âm (PNP hay NPN)
- Các loại cảm biến đáp ứng được: dạng điện cực, dạng que, siêu âm…..
Ngoài ra, khi đo các chất lỏng khác như nhiên liệu, hóa chất thì chúng ta cũng có thể sử dụng phương pháp chọn lọc như trên. Từ đó chọn ra loại phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất. Gioi thieu cac loai sensor do muc nuoc
7. Màn hình hiển thị mức nước – Sự kết hợp tuyệt vời
Không phải loại cảm biến đo mức nào trên thị trường cũng có sẵn màn hình hiển thị để theo dõi mức nước. Theo kinh nghiệm nhiều năm làm việc của tôi thì có đến 75% các loại cảm biến đang được nhà máy sử dụng là loại không có màn hình hiển thị. Vậy làm cách nào để chúng ta theo dõi mức nước trong bể chứa bằng mắt thường ? Câu trả lời chính là sử dụng Màn hình hiển thị mức nước gắn tại tủ điện.
Tôi thường hay so sánh vui rằng nếu như “Bánh mì phải có pa-tê” thì giống như “cảm biến đo mức nước cần phải có màn hình hiển thị” rời đi kèm. So sánh vậy để thấy rằng khi kết hợp màn hình này với cảm biến đo mức nước thì hết sức tuyệt vời. Vì có những bồn chứa cao 10m, 20m thì làm sao đủ sức để chúng ta leo lên xem mỗi ngày ? Do đó gắn một màn hình tại tủ điện để hiển thị là rất hợp lý.
Màn hình hiển thị có dạng cột để chúng ta thấy được mức nước hiện tại cao tới đâu. Ngoài ra nó còn hiển thị dạng số để cho chúng ta biết chính xác nước trong bể cao bao nhiêu mét. Đặc biệt, màn hình này còn có chức năng điều khiển với đầy đủ tín hiệu như: 4-20mA, Rơ le, Modbus. Các bạn có thể tham khảo kỹ hơn về thông số kỹ thuật của các loại màn hình hiển thị mức nước tại bài viết: ⇒ Tổng hợp các loại màn hình hiển thị nhiệt độ – áp suất – mức nước
8. Bạn muốn xem mức nước trên điện thoại ? Giải pháp đo mức nước và giám sát Online giá rẻ
Hiện nay các công nghệ 4G, 5G đang phát triển nhanh chóng. Cùng với quá trình chuyển đổi số được thực hiện ở nhiều lĩnh vực. Vì vậy nhu cầu để giám sát mức nước Online cũng được nhiều khách hàng quan tâm. Để đáp ứng nhu cầu đó, công ty chúng tôi có giải pháp IoT giúp khách hàng theo dõi được mức nước trên điện thoại ở bất kỳ nơi đâu. Dưới đây là một số thông tin về giải pháp này.
Trước đây các bạn có thể đã quen thuộc với việc giám sát online sử dụng SCADA, PLC hoặc các phần mềm BMS, DCIM. Tuy nhiên giải pháp của chúng tôi khác biệt hoàn toàn khi sử dụng các thiết bị cảm biến không dây. Do đó nó sẽ có những ưu điểm như:
- Đơn giản, dễ lắp đặt và sử dụng
- Giá thành thấp
- Dễ dàng mở rộng trong tương lai
- Giám sát 24/24 bằng App, Web ở bất kỳ nơi đâu
- Có đầy đủ tính năng cảnh báo (SMS, Call, Email, App Noti…)
- Phù hợp với tất cả các loại cảm biến đo mực nước
- Có API để tích hợp với bên thứ 3
- Hoạt động song song với hệ điều khiển tự động hiện hữu
- Tích hợp được vào hệ thống đang chạy
Giả sử bạn đang có một hệ thống đo mức nước và kết hợp PLC để điều khiển máy bơm. Tuy nhiên bạn muốn có thêm chức năng giám sát Online mực nước từ xa và cảnh báo kịp thời qua SMS, Email, Call thì giải pháp của chúng tôi là lựa chọn tối ưu cho bạn.
Giải pháp của chúng tôi sẽ hoạt động song song với hệ thống hiện hữu của bạn. Và giải pháp này cũng sẽ không ảnh hưởng gì đến hệ thống của bạn. Khi sử dụng giải pháp giám sát Online, các bạn sẽ nhận được những lợi ích sau:
- Dữ liệu được lưu trữ trên máy chủ 2 năm
- Lịch sử mực nước được ghi lại hàng ngày theo chu kỳ mà bạn cài đặt
- Hệ thống sẽ gửi report về mail của bạn hàng ngày
- Chức năng cảnh báo khi mức nước cao, thấp
- Có nhiều loại cảnh báo như: SMS, Email, thông báo trên App, gọi điện thoại, cảnh báo loa….
- Phân quyền truy cập cho nhiều user…
Giải pháp này đã được áp dụng trong nhiều lĩnh vực, một trong số đó là giám sát mức nước của bồn chứa nước sinh hoạt ở chung cư.
Tóm lại qua bài viết này, tôi hy vọng các bạn có thể chọn được cho mình các loại sensor đo mức nước phù hợp. Để được hỗ trợ giải pháp xin liên hệ:
Công ty TNHH Kỹ thuật Công nghệ Tín Việt
Hotline/Zalo: 0868 31 39 86 (Mr. Dương)
Email: admin@tinviet-tech.com
Website: thietbigiare.net
Bài viết hay quá, các thông tin này mình đang cần. Bạn cho mình tham khảo và chia sẻ trên website bên mình nhé. Tks bạn.
ok bạn nhé
Bài viết hay, cần nhiều bài chia sẻ như vậy. Cám ơn bạn, cám ơn Công Ty.
cảm ơn bạn
Mình đã chọn được cảm biến đo mức thích hợp sau khi xem bài viết này. Hiện tại dùng rất tốt. Cám ơn bạn
hãy chia sẻ những kiến thức này đến nhiều người khác nữa bạn nhé