LoRa Là Gì

LoRa là gì ? LoRa là viết tắt của từ nào ? Khái niệm cơ bản về LoRa và LoRaWAN. Ứng dụng thực tế của LoRa hiện nay. Mối liên hệ giữa LoRa và IoT như thế nào ? Những kiến thức liên quan đến LoRa. LoRa sử dụng trong Smart City, Smart Home. LoRa la gi ?

LoRa là gì ? Khái niệm về LoRa
Công nghệ LoRa là gì ?

Trong thời đại công nghiệp 4.0 như hiện nay, các thiết bị thông minh ra đời ngày càng nhiều. Sản phẩm IoT như SmartHome, SmartCity…. được triển khai để phục vụ nhu cầu cuộc sống của con người. Như chúng ta đã biết, để xây dựng được hệ sinh thái IoT thì cần rất nhiều thiết bị thông minh như: sensor, thiết bị truyền nhận dữ liệu, thiết bị mạng không dây…..

Ở bài viết trước, tôi đã giới thiệu đến các bạn khái niệm IoE và so sánh với IoT. Trong bài viết này, tôi sẽ tiếp tục giới thiệu đến các bạn một thuật ngữ mới đó là LoRa. Vậy LoRa là gì ? Ứng dụng của nó trong hệ sinh thái IoT là gì ? Các ứng dụng thực tế nào sử dụng đến LoRa. Và còn nhiều kiến thức liên quan đến nó nữa. Chúng ta cùng xem qua bài viết này nhé.

1. Giới thiệu LoRa là gì ?

Giới thiệu LoRa là gì ?
Nguyên lý hoạt động của Lora

LoRa là thuật ngữ được viết tắt của cụm từ Long Range. Vậy LoRa là gì ? LoRa là công nghệ giao tiếp ở khoảng cách xa. Đây là công nghệ được phát triển bởi Cycleo và được mua lại bởi công ty Semtech. Trong công nghệ này, dữ liệu có thể được truyền với khoảng cách lên đến hàng kilomet (km) mà không cần sử dụng đến bộ khuếch đại. Vì thế, công nghệ này giúp tiết kiệm năng lượng rất nhiều khi truyền data.

Trên thực tế, ứng dụng công nghệ LoRa chúng ta dễ dàng bắt gặp trong sensor network. Đây là những cảm biến sử dụng trong hệ sinh thái IoT. Các cảm biến sẽ được đặt rải rác khắp nơi để thu thập dữ liệu. Sau đó sẽ truyền dữ liệu về thiết bị xử lý tập trung qua wireless. Pin sử dụng cho Sensor network có thể sử dụng liên tục trong 5 năm mới cần thay pin mới.

Vậy chúng ta đã biết LoRa là gì. Tiếp theo hãy cùng nhau tìm hiểu về nguyên lý hoạt động của kỹ thuật LoRa nhé.

2. Nguyên lý hoạt động của kỹ thuật LoRa

LoRa là gì và nguyên lý hoạt động
Thông số kỹ thuật của công nghệ LoraWan

LoRaWAN là mạng không dây tầm xa ứng dụng kỹ thuật LoRa. Tương tự như mạng di động không dây 4G. Mạng LoRaWAN cũng có băng tần hoạt động, kỹ thuật điều chế và nhiều thông số đặc trưng khác. Như hình trên, chúng ta thấy LoRaWAN sử dụng kỹ thuật điều chế SS Chirp. Trong kỹ thuật điều chế này, dữ liệu sẽ được băm bằng các xung cao tần để tạo ra tín hiệu có dãy tần số cao hơn tần số tín hiệu gốc. Sau đó, tín hiệu được mã hóa theo các chuỗi chirp trước khi đưa tới antenna để truyền đi. LoRa là gì ?

Băng tần làm việc của LoRa sẽ khác nhau cho từng khu vực trên thế giới:

  • Châu Á: 430MHz
  • Trung Quốc: 780MHz
  • Châu Âu: 433MHz hoặc 866MHz
  • Mỹ: 915MHz

Một đặc điểm khác của LoRa mà vượt trội rất nhiều so với các mạng không dây khác là thời gian sử dụng pin. Như bảng trên, với viên pin 2000mAh thì các thiết bị sử dụng công nghệ mạng như 4G chỉ sử dụng 18 tháng là hết pin. Nhưng đối với LoRaWAN thì con số này là 105 tháng (hơn 8 năm). Đây thật sự là con số rất ấn tượng.

3. Một vài ứng dụng của LoRa trong IoT. LoRa là gì ?

LoRa là gì và ứng dụng trong IoT
LoRa và mối quan hệ với IoT

Sau khi tìm hiểu xong LoRa là gì và nguyên lý hoạt động của nó. Chúng ta tìm hiểu tiếp về ứng dụng của nó trong hệ sinh thái IoT nhé. Nhờ vào ưu điểm tiết kiệm năng lượng và truyền được khoảng cách xa mà các thiết bị LoRa được sử dụng rất nhiều hiện nay. Điển hình là các sensor đặt trong khu sinh quyển thu thập dữ liệu động vật, tình trạng môi trường…. Hay các thiết bị theo dõi, định vị được cấy lên những loài động vật quý hiếm…..

Hay trong đời sống hằng này của chúng ta như: thiết bị theo dõi sức khỏe, đồng hồ đo điện nước….. Tất cả chúng đều ứng dụng cho IoT. Tuy nhiên, điểm hạn chế của LoRaWAN là tốc độ truyền dữ liệu thấp nên cần cải thiện nhược điểm này trong tương lai.

Tóm lại, qua bài viết LoRa la gi này sẽ giúp các bạn biết thêm một thuật ngữ nữa về IoT. Từ đó, giúp các bạn áp dụng vào công việc hay học tập của mình. Mọi thắc mắc có thể liên hệ theo thông tin bên dưới:

Hotline/Zalo: 0868 31 39 86 (Mr. Dương)

Website: thietbigiare.net

Bài viết hay khác: 

Sự khác biệt giữa IoE và IoT

5/5 - (11 bình chọn)