Cảm biến áp suất hay còn gọi là cảm biến áp lực là cảm biến được sử dụng rất phổ biến trong công nghiệp hiện nay. Có rất nhiều ứng dụng cần sử dụng cảm biến áp suất như: đo áp suất đường ống nước; đo áp suất máy nén khí; đo áp suất đường ống dầu; đo áp suất nồi hơi…. Tùy vào mục đích sử dụng khác nhau mà sẽ có một loại cảm biến áp suất phù hợp. Vậy cảm biến áp suất là gì ? Làm sao để chọn được một cảm biến áp suất cho phù hợp ? Nguyên lý hoạt động của nó như thế nào ? Trong bài hướng dẫn chọn cảm biến áp suất này tôi sẽ lần lượt trình bày những kiến thức trên. Trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu áp suất là gì ? Và cảm biến áp suất là gì ?
Mục Lục Bài Viết
1. Áp suất là gì ? Khái niệm cảm biến áp suất ?
Áp suất hay áp lực được định nghĩa một cách đơn giản là lực tác động lên một bề mặt diện tích. Như hình trên, chúng ta có thể dễ dàng hình dung được áp suất là gì. Đơn vị áp suất là N/m2 và được ký hiệu là P. Tuy nhiên trên thực tế áp suất thường sử dụng đơn vị là bar, psi, kg/cm2…. Vậy mối liên hệ giữa các đơn vị này như thế nào ? Mời các bạn đọc bài Hướng Dẫn Chuyển Đổi Đơn Vị Áp Suất.
Vậy cảm biến áp suất là gì ? Cảm biến áp suất là thiết bị đo áp suất và chuyển đổi nó về dạng tín hiệu điện tương ứng. Tín hiệu điện ở có thể là dòng mA (4-20mA, 0-20mA..) hoặc áp V (0-10V, 0-5V, 5-10V..).
2. Nguyên lý hoạt động của cảm biến áp suất ?
Để chọn được cảm biến áp suất chất lượng thì chúng ta cần phải nắm được nguyên lý hoạt động của nó. Như đã trình bày ở phần trước, cảm biến áp suất là thiết bị điện tử đo áp suất. Với nguyên lý hoạt động dựa trên nguyên lý tạo ra áp lực. Như hình trên, chúng ta thấy khi có lực tác động lên tấm màng áp của cảm biến càng lớn thì chứng tỏ áp suất lớn và ngược lại. Hướng dẫn chọn cảm biến áp suất.
Trong cảm biến áp suất có một tấm màng áp để nhận áp lực. Ngoài ra còn có bộ phận điện tử để chuyển đổi áp lực này thành tín hiệu điện. Tùy vào từng loại cảm biến mà cấu tạo của màng áp sẽ khác nhau. Có loại sẽ có sẵn mặt hiển thị áp suất. Còn có loại chỉ có dây điện đễ lấy tín hiệu mà thôi.
Có một thiết bị khác là đồng hồ đo áp suất cũng có nguyên lý hoạt động tương tự như cảm biến áp suất. Tuy nhiên, các đồng hồ đo chỉ giúp cho chúng ta biết được áp suất là bao nhiêu. Còn nếu muốn lấy tín hiệu để đưa về điều khiển thì bắt buộc phải sử dụng đến cảm biến. Các loại cảm biến áp suất cao cấp ngày nay có tích hợp sẵn mặt hiển thị nên vai trò của đồng hồ đo là không cần thiết. Tiếp theo tôi sẽ hướng dẫn chọn cảm biến áp suất để các bạn có thể ứng dụng trong công việc của mình.
3. Hướng dẫn chọn cảm biến áp suất chính xác nhất
Sau khi đã tìm hiểu xong khái niệm và nguyên lý hoạt động cảm biến áp suất. Chúng ta sẽ tìm cách chọn cảm biến áp suất như thế nào cho phù hợp với yêu cầu và mục đích sử dụng. Trước tiên chúng ta cần phải biết đọc các thông số kỹ thuật cơ bản của cảm biến như:
- Nguồn cung cấp
- Range đo
- Ngõ ra là gì
- Sai số
- Ren kết nối bao nhiêu
- Vật liệu là đồng hay inox
- Đo áp suất tương đối, tuyệt đối hay chênh áp…..
Thông thường, chúng ta sẽ quan tâm đến dãy đo, ren của cảm biến. Vì đây là 2 thông số quan trọng nhất. Ren kết nối thường là G1/2″ = 21mm. Còn dãy đo thì rất rộng như: -1..0bar, 0..1bar, 0…4bar, 0…10bar, 0..16bar, 0..20bar, 0..25bar, 0…40bar, 0..60bar, 0…100bar, 0…160bar, 0…250bar, 0….400bar, 0…600bar.
Hiện nay, các đầu chuyển ren được bán rất nhiều và đa dạng, dễ tìm. Do đó, chúng ta chỉ cần quy đổi ren về dạng milimet và chọn loại cảm biến tương ứng hoặc đầu chuyển ren tương ứng là được. Để biết cách đọc ký hiện ren kết nối các bạn có thể tham khảo bài hướng dẫn Chuyển đổi kích thước ren.
Cảm biến áp suất có nhiệt độ làm việc tối đa 85 độ C. Do đó đối với các ứng dụng đo áp suất đường ống hơi với nhiệt độ cao chúng ta phải sử dụng ống tản nhiệt xi phông. Có nhiều dạng ống siphon tản nhiệt cho cảm biến áp lực như hình trên. hướng dẫn chọn cảm biến áp suất.
4. Hướng dẫn chọn cảm biến áp suất và bộ điều khiển hiển thị áp suất
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại cảm biến áp suất với xuất xứ đa dạng. Giá thành của cảm biến ngày càng rẻ. Do đó, không khó để chọn được một cảm biến đáp ứng yêu cầu cơ bản cho nhà máy. Tuy nhiên, các loại cảm biến đo áp suất giá rẻ thì chức năng của nó không nhiều. Nên trong một số trường hợp cần cảnh báo quá áp, ngắt động cơ, đóng mở van…. thì bắt buộc chúng ta phải sử dụng đến bộ điều khiển áp suất.
Bộ hiển thị điều khiển áp suất có đèn cảnh báo trạng thái, có ngõ ra relay để đóng ngắt van, động cơ… Ngoài ra nó còn có thể hiển thị áp suất trong đường ống là bao nhiêu. Như hình trên, chúng ta có thể thấy được chức năng đa dạng của bộ điều khiển này. Huong dan chon cam bien ap suat.
Tóm lại, qua bài hướng dẫn chọn cảm biến áp suất này các bạn có thể hiểu thêm nhiều về áp lực, thiết bị đo áp lực áp suất, cách chọn cảm biến sao cho phù hợp… Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn phần nào trong công việc của mình. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
Hotline: 0868 31 39 86 (Mr. Dương)
Bài viết hay khác:
Psi là gì ???