CB là gì ? Đây có lẽ là câu hỏi mà có rất rất nhiều bạn đang thắc mắc. Khi còn nhỏ, chắc hẳn các bạn đã gặp trường hợp bị kêu lại tắt CB để bố sửa điện trong nhà. Và chúng ta hỏi lại bố rằng “CB là gì vậy bố ?” Sau khi bạn lớn lên thì mới biết rằng CB chính là cầu dao điện. Nhưng tại sao không gọi là cầu dao điện mà lại gọi là CB ? Thật sự CB có cấu tạo như thế nào, nguyên lý hoạt động ra sao. Trong bài viết này tôi sẽ chia sẻ với các bạn những kiến thức liên quan đến CB mà có những lúc bạn sẽ cần đến nó.
Mục Lục Bài Viết
- 1. Giới thiệu CB là gì ?
- 2. Aptomat là gì ?
- 3. Cấu tạo của cầu dao tự động – Aptomat gồm những gì ?
- 4. Nguyên lý hoạt động của CB là gì ? Aptomat là gì ?
- 5. Một số kiến thức bạn nên biết thêm về CB
- 6. Hướng dẫn đọc và hiểu các thông số ghi trên CB, Aptomat
- 7. Có bao nhiêu loại CB trên thị trường ?
- 8. Hướng dẫn chọn cầu dao tự động cho gia đình
1. Giới thiệu CB là gì ?
Cầu dao sử dụng trong gia đình là một dạng của CB
Giới thiệu CB là gì ? CB là tên viết tắt của cụm từ Circuit Breaker và dịch sang tiếng Việt là cầu dao. Chúng ta biết đến CB như là một thiết bị đóng ngắt điện. Bật CB thì sẽ có điện và ngắt CB là mất điện. Nếu như vậy thì nó có giống với công tắc không nhỉ ? Xét về nguyên lý hoạt động thì chúng ta cũng có thể so sánh CB là cái công tắc đèn. Nhưng nếu xét về chức năng, công dụng thì hoàn toàn khác.
Đối với thế hệ 8x như tôi ngày xưa, trong nhà sẽ có cầu dao tổng gắn bên dưới đồng hồ điện. Tuy nhiên ngày nay cầu dao tổng đó đã được loại bỏ và thay thế hoàn toàn bởi cầu dao tự động. Lý do cầu dao tổng không còn được sử dụng là vì nó không có chức năng ngắt tự động khi xảy ra sự cố. Giả sử trong nhà bạn có thiết bị điện bị chạm dẫn đến cháy, nổ thì cầu dao sẽ không tự ngắt mà chỉ đứt cầu chì. Do đó rất nguy hiểm và tiềm ẩn nguy cơ giật điện hoặc cháy nổ.
Để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện thì ngày nay cầu dao tự động đã được sử dụng. Các loại cầu dao tự động sẽ đảm bảo an toàn cho bạn khi sử dụng điện trong gia đình.
2. Aptomat là gì ?
CB sử dụng phổ biến trong các tủ điện hiện nay
Có nhiều bạn thắc mắc rằng sao có người gọi là CB, CB tép. Còn có người lại gọi là Aptomat. Vậy hai thiết bị này có giống nhau hay khác nhau ? Tại sao không thống nhất sử dụng một tên gọi chung cho dễ ? Sau khi tìm hiểu các định nghĩa trong sách nước ngoài, tôi khẳng định rằng CB và Aptomat hoàn toàn khác nhau. Nhưng tại Việt Nam, chúng ta vẫn hay xem hai loại này là một. Và đã trở thành thói quen nên chúng ta cứ nghĩ CB là Aptomat. Vậy giữa CB và Aptomat khác nhau cái gì ?
♠ Xét về thiết kế:
Cầu dao (CB) được thiết kế đơn giản giúp người sử dụng linh hoạt trong việc vận hành. Còn Aptomat thì phức tạp hơn gồm nhiều pha, nhiều cực nên Aptomat cũng có nhiều kích thước khác nhau.
♠ Xét về tính năng:
Cầu dao (CB) được lắp đặt đơn thuần để người sử dụng ngắt khi lắp đặt hệ thống điện, đi dây hoặc lắp đặt các thiết bị điện trong gia đình. Cầu dao (CB) không thể tự động ngắt điện khi có sự cố.
Aptomat có nhiều đặc điểm nổi bật hơn cầu dao. Aptomat được lắp đặt ở các công trình khác nhau để bảo vệ cho hệ thống dây dẫn điện. Aptomat có chức năng tự ngắt điện để bảo vệ cho hệ thống điện, các thiết bị điện khi xảy ra sự cố.
3. Cấu tạo của cầu dao tự động – Aptomat gồm những gì ?
Hình ảnh cắt lớp cấu tạo của một CB hay Aptomat
Sau khi đọc qua phần 2 thì chúng ta hiểu rằng Aptomat chính là cầu dao tự động. Tuy nhiên nhiều người vẫn hay gọi là CB nên tôi cũng sẽ gọi Aptomat là CB để cho các bạn dễ hiểu. Vậy một CB hay Aptomat có cấu tạo gồm những bộ phận nào ?
Một CB thường có hai bộ phận chính là tiếp điểm và buồng dập hồ quang. Tiếp điểm thì tùy mỗi loại Aptomat hay CB là gì mà sẽ có 2 tiếp điểm hay 3 tiếp điểm. Đối với loại có 2 tiếp điểm thì sẽ bao gồm:
- Tiếp điểm chính
- Tiếp điểm hồ quang
Tuy nhiên một số loại CB khác còn được thiết kế với ba tiếp điểm:
- Tiếp điểm chính
- Tiếp điểm hồ quang
- Tiếp điểm phụ
Còn đối với buồng dập hồ quang sẽ được cấu thành từ nhiều lá thép xếp lại với nhau. Chức năng của buồng dập hồ quang là hấp thụ các tia lửa điện khi Aptomat hoạt động. Có hai kiểu thiết kế buồng dập hồ quang mà các Aptomat thường sử dụng là:
- Kiểu nữa kín: buồng dập được đặt trong vỏ kín của Aptomat và có lỗ thoát khí. Kiểu này có giới hạn dòng điện cắt nhỏ hơn 50kA. Lý do gọi là buồng dập hồ quang nửa kín vì nó được thiết kế vỏ kín nhưng có lỗ để thoát khí ra nên gọi là nửa kín
- Kiểu hở: dùng để cắt dòng điện, điện áp lớn (trên 50kA hoặc trên 1000V)
4. Nguyên lý hoạt động của CB là gì ? Aptomat là gì ?
Trong phần này tôi sẽ chia sẻ cách đơn giản và dễ hiểu nhất về nguyên lý hoạt động của CB, Aptomat. Trên Internet hiện nay có nhiều bài viết nói về nguyên lý hoạt động nhưng khá khó hiểu. Do đó tôi quyết định chia sẻ lại và diễn giải sao cho các bạn đọc vào và hiểu được ngay.
Nói một cách dễ hiểu, mỗi Aptomat sẽ có một dòng cắt. Khi dòng điện chạy qua mà lớn hơn dòng cắt thì Aptomat sẽ tự động Off. Còn nếu khi dòng điện chạy qua nhỏ hơn dòng cắt thì Aptomat vẫn On bình thường.
Tuy nhiên để phát biểu nguyên lý chính xác thì nó sẽ khó hiểu hơn chút xíu. Các bạn có thể xem video minh họa bên dưới để dễ hình dung hơn.
Sau khi xem video, chúng ta thấy rằng nguyên lý hoạt động của aptomat khá đơn giản. Về cơ bản nó cũng giống như một cái công tắc, điểm khác duy nhất là nó có thể ngắt tự động.
5. Một số kiến thức bạn nên biết thêm về CB
Một số loại CB thông dụng của hãng ABB
Sau khi đã biết CB là gì, Aptomat là gì và cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của nó thì chúng ta thấy rằng thiết bị này rất hữu ích và gắn liền với cuộc sóng của chúng ta. Ngoài những kiến thức cơ bản trên thì chúng ta nên biết thêm về cơ chế truyền động cũng như cơ chế bảo vệ mạch điện của nó. Đây là những kiến thức mà các bạn nên biết thêm về CB, Aptomat.
♠ Cơ cấu truyền động cắt của Aptomat
Có hai cơ chế truyền động khi cắt Aptomat hay cắt CB là cắt bằng tay hoặc cắt bằng điện (từ, động cơ). Đối với cơ chế cắt bằng tay phù hợp với dòng cắt nhỏ (dưới 500A). Còn cơ chế cắt bằng điện phù hợp với dòng tải lớn (trên 500A).
♠ Cơ chế bảo vệ của Aptomat
Chúng ta thường hay nói đơn giản là cầu dao tự động sẽ cắt điện khi xảy ra chập điện trong nhà. Hoặc khi bạn có lỡ chạm vào và bị giật thì cầu dao tự động cắt để bảo vệ cho bạn. Nhưng trên thực tế, cầu dao tự động có nhiều cơ chế bảo vệ hơn như:
- Bảo vệ quá dòng: hay còn gọi là bảo vệ dòng điện cực đại. Tính năng này giúp bảo vệ các thiết bị điện trong nhà bạn không bị quá tải hoặc ngắn mạch.
- Bảo vệ sụt áp, thấp áp: khi điện lưới có áp quá cao hoặc quá thấp thì Aptomat sẽ tự ngắt để bảo vệ các thiết bị điện trong nhà bạn như: tủ lạnh, tivi, máy tính, loa… Vì các thiết bị điện gia dụng có ngưỡng áp làm việc định mức nếu như nguồn cấp quá cao hoặc quá thấp sẽ làm hỏng thiết bị.
6. Hướng dẫn đọc và hiểu các thông số ghi trên CB, Aptomat
Hướng dẫn cách đọc hiểu các thông số hiển thị trên Aptomat
Bạn có bao giờ tự hỏi rằng trên CB hoặc Aptomat có ghi các dòng chữ và số. Vậy nó có ý nghĩa gì không ? Câu trả lời là có. Nhà sản xuất ghi các thông số lên thiết bị thì chắc chắn là có mục đích nhất định. Họ ghi lên để người sử dụng nhìn vào đó và hiểu được thông số mà thiết bị đó làm việc. Do đó việc đọc được và hiểu được các thông số ghi trên CB, Aptomat là hết sức quan trọng. Đó là lý do mà tôi sẽ tiếp tục hướng dẫn các bạn cách đọc các thông số thường có trên CB, Aptomat ở nhà hay sử dụng.
Trong phần này tôi sẽ lấy ví dụ minh họa là Aptomat của hãng Schneider. Đây là thiết bị được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Đối với các hãng khác cũng có thông số tương tự và cách đọc như nhau.
- Product Model Number: thể hiện model của sản phẩm
- Breaking Capacity Type: thể hiện loại khả năng đóng cắt của sản phẩm
- Tripping Curve Type: loại đường cong đặc tính
- Max Current Rating: dòng điện cắt định mức
- Operating Voltage: điện áp hoạt động
- Breaking Capacity: dòng cắt ngắn mạch
- Operation Symbol: sơ đồ làm việc của thiết bị
Mặc dù có nhiều thông số nhưng chúng ta chỉ cần quan tâm đến hai 2 thông số cơ bản nhất là: điện áp đầu vào, dòng cắt định mức. Đối với điện áp đầu vào thì điện sử dụng trong gia đình của chúng ta phổ biến ở 220Vac. Còn dòng cắt định mức sẽ cho chúng ta chọn, dòng cắt này càng lớn thì giá càng đắt. Thông thường điện một pha 220Vac trong gia đình sử dụng thì dòng cắt định mức là 32A.
7. Có bao nhiêu loại CB trên thị trường ?
Bảng phân loại các dòng aptomat trên thị trường hiện nay
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại Aptomat hay CB. Mỗi loại sẽ được sử dụng cho một số ứng dụng nhất định. Có loại cho điện một pha, có loại sử dụng cho điện 3 pha. Ngoài cách phân biệt theo điện 1 pha, 3 pha thì các loại CB còn phân biệt theo dòng cắt, kiểu đóng cắt… Tôi sẽ tổng hợp một số loại cơ bản mà được sử dụng phổ biến hiện nay để các bạn tham khảo:
- Air Circuit Breaker (ACB): máy cắt không khí
- Minature Circuit Breaker (MCB): là aptomat có dòng cắt định mức thấp (<100A)
- Moulded Case Circuit Breaker (MCCB): loại này có dòng cắt lớn hơn MCB
- Residual Current Circuit Breaker (RCCB): thiết bị chống dòng rò nhỏ như MCB
- Residual Current Circuit Breaker with Over current protection (RCBO): loại này chống dòng rò như RCCB nhưng có thêm chức năng bảo vệ quá dòng
- Earth Leakage Circuit Breaker (ELCB): tương tự như MCB, MCCB nhưng có nhiều chức năng hơn như: bảo vệ ngắn mạch, chống dòng rò, bảo vệ quá tải
Còn nhiều loại Aptomat, CB khác nhưng không phổ biến nên tôi không đề cập ở trên. Để tìm hiểu kỹ hơn từng loại có chức năng và nguyên lý làm việc như thế nào thì các bạn có thể tham khảo thêm bài viết này: MCB MCCB Là Gì ?
8. Hướng dẫn chọn cầu dao tự động cho gia đình
Một ví dụ minh hoạ cho việc sử dụng CB trong gia đình
Bài viết này tôi chỉ tập trung cho loại Aptomat sử dụng trong gia đình. Nên trong phần này tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn một số mẹo nhỏ để chọn cầu dao tự động chuẩn, an toàn khi sử dụng trong gia đình.
Để bảo vệ các thiết bị điện trong gia đình và quan trọng hơn là bảo vệ tính mạng của các thành viên trong gia đình khi xảy ra sự cố. Việc chọn cầu dao tự động phù hợp sẽ mang lại hiệu quả bảo vệ cao nhất. Vậy khi chọn mua cầu dao tự động thì chúng ta nên quan tâm đến các thông số nào ? Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong ngành điện thì tôi xin chia sẻ một số cách chọn CB – Aptomat cho bạn như bên dưới:
- Chọn đúng điện áp làm việc: điện áp trong gia đình chúng ta sử dụng thông thường là 220Vac. Do đó nên chọn cầu dao tự động phù hợp với thông số này. Các bạn có thể yêu cầu trực tiếp người bán chọn loại cho phù hợp
- Nên chọn loại Aptomat có dòng cắt định mức tối đa 150% so với dòng tải. Để tính toán được dòng tải thì bạn phải xem trong gia đình mình có tất cả bao nhiêu thiết bị, dòng điện của mỗi thiết bị là bao nhiêu. Sau đó cộng tất cả lại sẽ ra được dòng tải. Ví dụ dòng tải là 20A thì nên chọn Aptomat có dòng cắt tối đa 30A.
- Chọn cầu dao tự động có thời gian cắt càng nhỏ càng tốt. Ví khi xảy ra sự cố thì bắt buộc cầu dao tự động phải ngắt điện càng nhanh càng tốt.
Tóm lại những kiến thức về Aptomat là hết sức cần thiết. Chúng ta phải hiểu rõ nguyên lý hoạt động, cách làm việc và sử dụng của nó để bảo vệ cho gia đình của mình. Hy vọng qua bài CB la gi này, các bạn sẽ có thêm những kiến thức hữu ích cho đời sống của mình. Hãy chia sẻ những kiến thức này đến nhiều người khác để họ cùng biết nhé !
Xem thêm: cảm biến đo mực nước 2m giá rẻ