Biến trở là gì ? Nguyên lý hoạt động của biến trở là gì ? Biến trở và điện trở khác nhau như thế nào ? Điện trở là gì ? Bien tro la gi ? Dien tro la gi ? Phân loại biến trở, điện trở trên thị trường. Tại sao phải sử dụng biến trở điện trở ?
Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta đã được làm quen với điện trở, biến trở. Sau khi đi làm thực tế thì chúng ta sử dụng điện trở, biến trở nhiều hơn. Tuy nhiên không phải ai cũng biết biến trở là gì ? Điện trở là gì ? Cấu tạo bên trong của một con biến trở gồm những thành phần nào ? Biến trở có tất cả bao nhiêu loại và tên gọi của từng loại ra sao ? Do đó, trong bài viết này tôi sẽ giới thiệu đến các bạn những kiến thức cơ bản về biến trở nói riêng và điện trở nói chung. Từ đó giúp các bạn hiểu hơn về điện trở và biến trở.
Mục Lục Bài Viết
1. Giới thiệu biến trở là gì ?
Là dân kỹ thuật điện nói chung, không ai là không biết đến điện trở và biến trở. Cách ký hiệu của biến trở trên bảng vẽ, sách, tài liệu kỹ thuật được thể hiện đầy đủ như hình trên. Chúng ta thường hay hiểu đơn giản biến trở là một dạng điện trở có thể thay đổi được giá trị. Khi nói điện trở 10kΩ thì giá trị của nó chính xác là 10kΩ. Còn khi nói biến trở 10kΩ thì có nghĩa là điện trở có thể thay đổi từ 0Ω-10kΩ.
Tuy nhiên, để trả lời chính xác câu hỏi biến trở là gì ? thì chúng ta cần dựa trên cơ sở khoa học. Biến trở hay còn có tên gọi khác là chiết áp là linh kiện điện tử có 3 cực. Bên trong nó có bộ phận trượt/xoay sẽ làm giá trị trở thay đổi. Do đó nó được gọi là biến trở.
Trong công nghiệp hay điện dân dụng chúng ta gặp rất nhiều loại biến trở khác nhau. Từ những loại có kích thước nhỏ gắn trên bo mạch, đến những loại lớn hơn gắn riêng biệt như núm vặn…. Có 4 loại biến trở chính là:
- Biến trở tay quay
- Biến trở con chạy
- Biến trở than
- Biến trở dây quấn
Tùy vào mục đích sử dụng của chúng ta là gì mà chọn loại cho phù hợp.
2. Biến trở tiếng Anh là gì ? Chiết áp là gì ?
Có thể nhiều bạn còn chưa biết tên gọi tiếng Anh của biến trở. Khi sử dụng các phần mềm mô phỏng mạch điện như: Proteus, OrCAD, Altium… các linh kiện đều được thể hiện bằng tiếng Anh. Do đó nếu các bạn không biết tên tiếng Anh của các linh kiện thì sẽ gặp khó khăn trong quá trình sử dụng phần mềm. Trong phần này tôi sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn về vấn đề này. Một số tên linh kiện trong tiếng Anh như:
- Biến trở tiếng Anh là Potentiometer (POT)
- Điện trở tiếng Anh là Resistor
- Đi ốt tiếng Anh là Diode
- Tụ điện tiếng Anh là Capacitor
- Cuộn cảm tiếng anh là Induction
Trong bài viết này tôi chỉ tập trung vào linh kiện là biến trở nên sẽ đi sâu vào tên gọi của các loại biến trở trong tiếng Anh. Trên thế giới người ta chia biến trở thành ba loại như sau:
- Rotary Potentiometer
- Linear Potentiometer
- Digital Potentiometer
Dựa vào tên tiếng Anh này, các bạn có thể chủ động tìm những tài liệu chuyên sâu ở sách nước ngoài. Hoặc các bạn tham khảo trên các trang web uy tín khác của nước ngoài.
Một điều tôi thấy có khá nhiều bạn vẫn băn khoăn về tên gọi biến trở hay chiết áp. Nên sử dụng tên gọi nào cho đúng. Thật ra thì cả hai tên gọi này các bạn sử dụng loại nào cũng đúng. Sở dĩ có tên chiết áp là vì khi đặt một điện áp lên biến trở và thay đổi con chạy thì giá trị điện áp hai đầu sẽ thay đổi. Khi đó chúng ta có thể điều chỉnh điện áp hai đầu của biến trở nên nó mới có tên là chiết áp.
3. Nguyên lý hoạt động của biến trở ?
Sau khi đã tìm hiểu xong khái niệm biến trở là gì ? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu đến cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nó. Như hình trên, chúng ta có thể thấy cấu tạo bên trong của một con biến trở. Cấu tạo của nó hết sức đơn giản bao gồm:
- Con chạy
- Cuộn dây được làm bằng hợp kim có điện trở suất lớn
- Chân ngõ ra: gồm có 3 chân
Ví dụ biến trở có trị số là 10kΩ thì con chạy sẽ chạy từ 0kΩ đến 10kΩ và ngược lại. Vậy nguyên lý hoạt động của biến trở như thế nào ? Chúng ta có thể hiểu nguyên lý của nó sẽ làm dây dẫn tách rời dài ngắn khác nhau. Trên biến trở sẽ có núm vặn. Khi vặn thì mạch kín sẽ thay đổi chiều dài dây dẫn khiến điện trở trong mạch thay đổi.
Trên thực tế khi thiết kế mạch điện tử luôn có một sai số nhất định. Do đó chúng ta sẽ sử dụng biến trở để điều chỉnh mạch điện. Khi đó biến trở sẽ đóng vai trò phân chia áp, dòng trong mạch. Một ví dụ mà chúng ta dễ thấy là trên các bộ nguồn tổ ong 220Vac ra 24Vdc. Chúng ta sẽ thấy có một con biến trở nhỏ để điều chỉnh. Nếu chúng ta sử dụng VOM đo điện áp ngõ ra của bộ nguồn và vặn biến trở. Thì khi vặn biến trở sẽ thấy điện áp ngõ ra thay đổi theo.
4. Biến trở là gì ? Cách đo và kiểm tra biến trở bằng VOM
Trên thực tế, không ít lần chúng ta gặp trường hợp biến trở bị sai hoặc không hoạt động. Để kiểm tra được nó hoạt động chính xác hay không, cách duy nhất là sử dụng đồng hồ vạn năng VOM để kiểm tra. Trước tiên chúng ta cần xác định trong 3 chân của biến trở thì chân chạy là chân nào.
Trước tiên dùng 2 que đo của VOM đo vào 2 chân bất kỳ của biến trở. Sau đó vặn núm xoay của biến trở để xem giá trị điện trở có thay đổi hay không. Nếu không thay đổi thì 2 chân này là 2 chân có định. Chân còn lại sẽ là chân chạy của biến trở.
Sau khi xác định được chân chạy, chúng ta đo lần lượt chân chạy với từng chân của biến trở. Vặn núm xoay để thấy điện trở thay đổi. Như vậy quá trình đo kiểm biến trở rất dễ dàng. Trường hợp khi thử hết lần lượt 3 chân nhưng điện trở không thay đổi thì chứng tỏ nó đã bị hư. Biến trở là gì ?
Ngoài việc sử dụng VOM để xác định chân cho biến trở thì chúng ta còn có thể dùng nó để xác định thang đo của biến trở. Ví dụ bạn có trên tay một con biến trở nhưng không có ghi vất kỳ thông số nào. Vậy làm sao bạn biết thang đo của biến trở đó là bao nhiêu ? Chỉ có cách là sử dụng VOM chuyển qua chế độ đo điện trở để đo. Sau đó từ từ vặn núm của biến trở và đọc giá trị trên màn hình. Bạn có thể xem clip trên để rõ hơn về cách đo nhé.
5. Biến trở được sử dụng ở đâu ?
Sau khi lần lượt tìm hiểu bien tro la gi ? Các kiến thức cơ bản liên quan đến biến trở thì phần này chúng ta sẽ tìm hiệu ứng dụng của biến trở trong ngành công nghiệp hiện nay. Trong các ngành công nghiệp điện máy, điện gia dụng thì biến trở được sử dụng rất phổ biến. Chúng ta dễ dàng bắt gặp chúng trong ampli, tivi, đầu DVD….
Một ứng dụng mà chúng ta dễ thấy nhất chính là núm volume để tăng giảm âm lượng. Ngoài ra nếu bạn để ý thì một số nơi biến trở còn được sử dụng để thay đổi độ sáng của đèn ngủ. Khi vặn thì độ sáng của bóng đèn sẽ thay đổi theo.
Ngoài ra, trong các nhà máy nói chung việc sử dụng biến trở cũng cần thiết. Tuy nhiên, trong công nghiệp sử dụng PLC để điều khiển. Nhưng PLC chỉ đọc được tín hiệu 4-20mA/0-10V nên bắt buộc chúng ta phải sử dụng đến: bộ chuyển đổi biến trở ra 4-20mA. Như hình trên, chúng ta có thể thấy được ứng dụng thực tế này.
Tóm lại, qua bài viết biến trở là gì ? này. Hy vọng những chia sẽ trên sẽ giúp các bạn hiểu hơn về biến trở và áp dụng vào công việc của mình. Mọi thắc mắc các bạn có thể comment bên dưới hoặc liên hệ:
Hotline/Zalo: 0868 31 39 86 (Mr. Dương)
Bài viết hay:
Hướng dẫn chuyển đổi độ F sang độ C
Cách đo biến trở là gì?
Bạn dùng VOM để đo nhé.
Đoạn mạch là gì
Bạn có thể giải thích rõ hơn không ?