Hướng Dẫn Chuyển Đổi Đơn Vị Áp Suất

Hướng dẫn chuyển đổi đơn vị áp suất cơ bản
Tất cả các đơn vị đo áp suất

Cảm biến áp suất và đồng hồ áp suất thường sử dụng đơn vị áp suất là bar, Kg/cm2, psi, Kpa … Tất cả các đơn vị này đều có thể chuyển đổi qua lại với nhau. Mỗi khu vực sử dụng một đơn vị chung như Mỹ thường dùng Psi, Ksi, Châu Âu thì dùng đơn vị Bar, mbar còn Châu Á như Nhật, Hàn Quốc thì dùng Kpa, Mpa, Pa.

Mỗi khu vực lại sử dụng một kiểu đơn vị áp suất khác nhau là vì hậu quả của chiến tranh thế giới thứ 2. Các nước cường quốc trên thế giới tự quy định cho riêng mình một tiêu chuẩn riêng. Và họ không chấp nhận bất kỳ tiêu chuẩn về đơn vị áp suất của các nước còn lại. Chính vì lý do đó mà trên thế giới lại tồn tại nhiều cách tính đơn vị đo áp suất khác nhau. Vậy giữa các chuẩn có mối liên hệ như thế nào ? Trong bài viết này tôi sẽ hướng dẫn chuyển đổi đơn vị áp suất để các bạn có thể hiểu hơn về chúng.

Hướng dẫn chuyển đổi đơn vị áp suất giữa các chuẩn trên Thế Giới

Trên thế giới hiện nay tồn tại ba chuẩn về đơn vị áp suất phân chia theo khu vực địa lý là: Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Á. 

  • Bắc Mỹ: đại diện tiêu biểu là nước Mỹ. Là nước dẫn đầu trong các ngành công nghiệp. Nhất là công nghiệp đo lường, tự động hóa. Các nước trong khu vực này thường sử dụng đơn vị áp suất là: Psi, Ksi….
  • Châu Âu: đại diện là các nước G7. Các nước này là cái nôi của ngành cơ khí, đo lường và chế tạo. Các phát minh về máy móc xuất phát từ Đức, Pháp, Anh…. Vì thế, họ cũng tạo cho mình một chuẩn đo lường áp suất riêng sử dụng đơn vị như: bar, mbar…
  • Châu Á: đại diện là Nhật Bản và Hàn Quốc. Trong đó, Nhật Bản là đại diện châu Á duy nhất góp mặt trong các nước G7. Với lòng tự tôn dân tộc thì Nhật Bản cũng tự quy định cho mình một chuẩn đo áp suất riêng sử dụng đơn vị là: Pa, Mpa, Kpa…
Bảng hướng dẫn chuyển đổi đơn vị áp suất
Đồng hồ hiển thị áp suất đơn vị bar psi

Lý do đó, các thiết bị đồng hồ áp suất, cảm biến áp suất được sản xuất tại khu vực nào sẽ phải theo chuẩn của khu vực đó. Tuy nhiên, ngày nay với xu hướng Toàn Cầu hóa. Các hãng sản xuất hướng đến đối tượng là khách hàng trên toàn thế giới. Do đó, họ sản xuất thiết bị với đa dạng dãy đo, đơn vị sử dụng để có thể sử dụng trên khắp thế giới. Tuy nhiên, đứng ở vai trò là người sử dụng thì chúng ta cần phải nắm được quy tắc chuyển đổi qua lại giữa các chuẩn này. Dưới đây là bảng hướng dẫn chuyển đổi đơn vị áp suất cơ bản:

Bảng chuyển đổi đơn vị áp suất chuẩn nhất:

Tính theo ” hệ mét ” đơn qui đổi theo đơn vị đo áp suất 1 bar chuẩn

1 bar = 0.1 Mpa (megapascal)

1 bar = 1.02 kgf/cm2

1 bar = 100 kPa (kilopascal)

1 bar = 1000 hPa (hetopascal)

1 bar = 1000 mbar (milibar)

1 bar = 10197.16 kgf/m2

1 bar = 100000 Pa (pascal)

Tính theo ” áp suất ” thì sẽ có hướng dẫn chuyển đổi đơn vị áp suất như sau:

1 bar = 0.99 atm (physical atmosphere)

1 bar = 1.02 technical atmosphere

Tính theo ” hệ thống cân lường ” qui đổi theo đơn vị áp suất 1 bar chuẩn

1 bar = 0.0145 Ksi (kilopoud lực trên inch vuông)

1 bar = 14.5 Psi (pound lực trên inch vuông)

1 bar = 2088.5 (pound per square foot)

Tính theo ” cột nước ” thì sẽ có hướng dẫn chuyển đổi đơn vị áp suất như sau:

1 bar = 10.19 mét nước (mH2O)

1 bar = 401.5 inc nước (inH2O)

1 bar = 1019.7 cm nước (cmH2O)

Tính theo ” thuỷ ngân ” qui đổi theo đơn vị áp suất chuẩn 1 bar

1 bar = 29.5 inHg (inch of mercury)

1 bar = 75 cmHg (centimetres of mercury)

1 bar = 750 mmHg (milimetres of mercury)

1 bar = 750 Torr

Ngoài ra, chúng ta còn có có bảng hướng dẫn chuyển đổi đơn vị áp suất theo chuẩn quốc tế được tổng hợp thành từng hàng, cột để dễ quan sát như bên dưới:

Bảng hướng dẫn chuyển đổi đơn vị áp suất chuẩn quốc tế
Bảng chuyển đổi qua lại giữa các đơn vị đo áp suất

Cách sử dụng bảng hướng dẫn chuyển đổi đơn vị áp suất như thế nào cho chính xác ?

Để trả lời các câu hỏi như :

1 bar bằng bao nhiêu mbar

1 Kpa bằng bao nhiêu mmH20

1 mH2O bằng bao nhiêu bar

1 Mpa bằng bao nhiêu kg/cm2

…..

Chúng ta nhìn vào bảng tính quy đổi đơn vị áp suất trên có hai cột : dọc (From) và Ngang (To). Cột dọc chính là đơn vị chúng ta cần đổi còn cột ngang chính là đơn vị qui đổi .

Tôi ví dụ tôi chọn cột dọc là MPa thì tương ứng với

1Mpa = 145.04 psi

1MPa = 10000 mbar

1Mpa = 10 bar

1Mpa = 9.87 atm

1Mpa = 1000000 Pa

1Mpa = 1000Kpa

1Mpa = 101971.6 mmH20

1Mpa = 4014.6 in.H20

1Mpa = 7500.6 mmHg

1Mpa = 295.3 in.Hg

1Mpa = 10.2 kg/cm2

Hướng dẫn chuyển đổi đơn vị áp suất cho cảm biến
Cảm biến đo áp suất có màn hình hiển thị điện tử

Đổi đơn vị áp suất là một việc chúng ta thường phải dùng hằng ngày vì chúng ta sử dụng các thiết bị đo áp suất của các nước trên thế giới như Mỹ – Đức – Nhật. Việc mỗi nước thường dùng một chuẩn khác nhau làm chúng ta khó khăn trong việc sử dụng hằng ngày. Chính vì thế bảng hướng dẫn chuyển đổi đơn vị áp suất sẽ giúp mọi người tự đổi theo ý muốn. Hy vọng với những huong dan chuyen doi don vi ap suat cơ bản mà mình đã chia sẻ, các bạn có thể áp dụng trên thực tế trong công việc và học tập sau này. Mọi thắc mắc các bạn có thể liên hệ:

»»»»»»»»»»Bộ Cách Ly Chống Nhiễu Dòng 4-20mA«««««««««

Hotline: 0868 31 39 86 (Mr. Dương)

Website: thietbigiare

5/5 - (11 bình chọn)